ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ ADN TRONG CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG KHÁNG BỆNH RỈ SẮT

Các Tác giả

Dương Xuân Tú , Nguyễn Văn Lâm , Nguyễn Văn Khởi, Lê Thị Thanh , Nguyễn Thế Dương , Lê Huy Nghĩa, Nguyễn Huy Chung, Phạm Thị Xuân

Từ khóa

chỉ thị phân tử, Đậu tương, gen kháng, bệnh rỉ sắt

Tóm tắt

Gen kháng Rpp2, Rpp4 và Rpp5 trên cây đậu tương đã được xác định là kháng tốt với các nguồn nấm gây bệnh rỉ sắt đậu tương ở Việt Nam. Các chỉ thị liên kết chặt với các gen kháng này là Satt620 - Rpp2 = 3,33 cM, Satt288 -Rpp4 và Sat_275 - Rpp5 = 4,1 cM đã được công bố và sử dụng trong lai tạo và chọn lọc giống đậu tương kháng rỉ sắt tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm từ năm 2013. Từ 1.816 cá thể thuộc 15 tổ hợp lai giữa mẹ là các giống có năng suất cao, ngắn ngày với bố là các giống mang gen kháng rỉ sắt, đến thế hệ F7 đã chọn được 2 giống đậu tương đặt tên là Đ9 và Đ10 mang gen kháng rỉ sắt Rpp2 cho khảo nghiệm sản xuất. Kết quả khảo nghiệm tại các vùng sinh thái phía Bắc đã khẳng định giống đậu tương Đ9 và Đ10 là giống ngắn ngày (≤ 100 ngày), năng suất đạt từ 28-30 tạ/ha, chống chịu sâu bệnh hại, chống đổ tốt, đáp ứng được mục tiêu chọn tạo đã đề ra, sẽ được phát triển ra sản xuất trong thời gian tới.

Đã xuất bản

28/01/2017

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ