ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ BỐ TRÍ CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK

Các Tác giả

Nguyễn Văn Bình, Trình Công Tư

Từ khóa

nông nghiệp, Bố trí cây trồng, đơn vị đất đai, kiểu thích nghi, nhóm đất chính

Tóm tắt

Huyện Krông Bông có 44.892,1 ha đất nông nghiệp, chiếm 35,7% diện tích tự nhiên. Để có cơ sở bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, việc nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai đã được thực hiện trong thời gian 2015 - 2016, thông qua phân tích đặc điểm địa hình và tính chất đất, bản đồ đơn vị đất đai huyện Krông Bông đã được xây dựng. Kết quả cho thấy trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính, với 37 đơn vị đất đai khác nhau về chủng loại đất, địa hình, tầng dày, độ phì nhiêu, khả năng tưới và tiêu nước, hình thành nên 11 kiểu thích nghi khác nhau đối với cây trồng. Theo đó, khu vực phía đông của huyện chỉ thích nghi với lúa 1 vụ nhờ nước trời (kiểu thích nghi số 10), hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng, phát triển rừng trồng (kiểu thích nghi số 11); Phía tây là nền đất glây, thích hợp cho phát triển lúa nước 2 vụ (kiểu thích nghi số 1); Các loại cây công nghiệp dài ngày có rễ ăn sâu, ít kén dinh dưỡng có thể được bố trí ở phía bắc huyện (kiểu thích nghi số 3, 4); Các loại cây ngắn ngày như ngô, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại... phù hợp với các kiểu thích nghi số 2, 5, 6, 7, 8, 9, tập trung ở khu vực trung tâm, phần phía đông và đông bắc huyện.

Đã xuất bản

28/12/2018

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ