ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA CHỊU HẠN LCH37 TRÊN ĐẤT XÁM GLÂY HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

Các Tác giả

Trình Công Tư, Đoàn Văn Thanh

Từ khóa

phân bón, năng suất, mật độ, Lúa chịu hạn

Tóm tắt

Huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk có khoảng 10 nghìn ha lúa, trong đó 40% diện tích không chủ động nước tưới cần được khuyến khích sử dụng các giống lúa chịu hạn. Để hoàn thiện qui trình canh tác giống lúa chịu hạn LCH37, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất lúa địa phương, một thí nghiệm đồng ruộng gồm 3 mức mật độ gieo (140; 160; 180 kg/ha) và 3 mức N + P2 O5 + K2 O (60 + 60 + 60; 80 + 80 + 80; 100 + 100 + 100) đã được thực hiện trên nền đất xám glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong các vụ Hè Thu 2016 và 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mật độ gieo sạ và phân bón có ảnh hưởng đến chiều cao cây, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa LCH37. Theo đó lượng giống gieo 160 kg/ha và mức phân bón 100 N + 100 P2 O5 + 100 K2 O cho các chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất. Có sự tác động hỗ tương giữa mật độ gieo và các mức phân bón đối với năng suất lúa. Công thức M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2 O5 + 100 K2 O) cho năng suất cao nhất, với 59,8 tạ thóc/ha và lãi ròng 9,8 triệu đồng/ha. Đây là mức mật độ gieo và phân bón được khuyến cáo cho giống lúa LCH137 trên nền đất xám glây và không chủ động được nước tưới tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Đã xuất bản

28/12/2018

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ