ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC CỦA ĐẤT VƯỜN CAM SÀNH

Các Tác giả

Nguyễn Ngọc Thanh , Dương Minh Viễn , Tất Anh Thư , Nguyễn Văn Nam, Võ Thị Gương

Từ khóa

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) ủ từ rơm rạ đến các đặc tính vật lý - hóa học và sinh học trên đất vườn cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Sáu nghiệm thức (NT) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên: NT1: Bón phân NPK theo nông dân 360 g N - 195 g P2 O5 - 55 g K2 O (đối chứng); NT2: bón phân NPK theo khuyến cáo (NPK-KC) 250 g N - 50 g P2 O5 - 250 g K2 O; NT3: bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm Trichoderma asperellum/cây; NT4: bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm Gongronella butleri/cây; NT5: bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm phối trộn Trichoderma asperellum và Gongronella butleri/cây, NT6: Bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm Trichoderma sp/cây. Kết quả bón phân hữu cơ vi sinh đã có tác dụng cải thiện độ bền của đất. Nghiệm thức NT4 có chủng nấm Gongronella butleri thể hiện độ bền của đất cao nhất (94,62) tương ứng với tổng mật số vi sinh vật đất 4,0. 106 CFU/g. Hàm lượng C-labile và N-labile trên ba nghiệm thức NT3, NT4 và NT5 tăng cao khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ NT1 và NT2. Phân hữu cơ vi sinh đã có tác dụng nâng cao mật số nấm Trichoderma spp. và tổng mật số vi sinh vật, đồng thời kiểm soát giảm mật số nấm gây bệnh Fusarium spp. trong đất ở mức thấp (1,3. 103 CFU/g).

Đã xuất bản

28/09/2018

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ