ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH RUỘNG LÚA THEO MỘT SỐ BIỆN PHÁP CANH TÁC TẠI TỈNH THÁI BÌNH

Các Tác giả

Chu Sỹ Huân , Mai Văn Trịnh

Từ khóa

lúa, Thái Bình, Giống, khí nhà kính, biện pháp canh tác

Tóm tắt

Nghiên cứu được triển khai tại Thái Bình thông qua phân tích các biện pháp canh tác lúa của 720 hộ nông dân như giống lúa, thời vụ, quản lý nước và phân bón; sử dụng mô hình DNDC (Denitrification Decomposition) để mô phỏng và định lượng phát thải khí nhà kính (KNK) của các biện pháp canh tác mới so với biện pháp canh tác truyền thống. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được hệ thống canh tác lúa truyền thống là sử dụng giống dài ngày, cấy sớm, tưới ngập thường xuyên và bón phân đạm urê; hệ thống canh tác lúa hiện đại là sử dụng giống ngắn ngày, cấy muộn, phơi ruộng và thay thế phân urê bằng phân NPK. Kết quả mô hình hóa cho thấy: giống ngắn ngày có thể giảm phát thải khí nhà kính đến 5% so với giống dài ngày; tăng tỉ lệ bón phân NPK, giảm tỉ lệ bón Urê có thể giảm phát thải KNK 2 - 4%; rút nước phơi ruộng trước gặt có thể giảm 9% so với ngập thường xuyên và rút nước giữa vụ và trước gặt có thể giảm phát thải 19% so với ngập thường xuyên. Hệ thống canh tác lúa hiện đại giảm phát thải KNK so với hệ thống canh tác lúa truyền thống. Mức độ áp dụng càng nhiều thì khả năng giảm phát thải KNK càng cao.

Đã xuất bản

28/09/2018

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ