ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT BẤT THUẬN CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) SO VỚI CANH TÁC LÚA TRUYỀN THỐNG TẠI BÌNH ĐỊNH

Các Tác giả

Vũ Dương Quỳnh , Mai Văn Trịnh , Bùi Thị Phương Loan , Trần Tú Anh, Bùi Văn Minh , Nguyễn Hồng Sơn , Hà Mạnh Thắng, Nguyễn Huy Mạnh, Nguyễn Thị Thơm, Đặng Anh Minh, Phan Hữu Thành, Nguyễn Thị Oanh

Từ khóa

phát thải khí nhà kính, Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, phục hổi biến đổi khí hậu, thực hành canh tác lúa AWD

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và khả năng chống chịu/thích nghi của hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI và canh lúa truyền thống ở Bình Định được thực hiện từ năm 2013 đến 2015. Kết quả cho thấy việc áp dụng công nghệ SRI đã giảm 21,3% chi phí giống; 34,8% chi phí thuốc bảo vệ thực vật và 9,7% chi phí lao động so với canh tác truyền thống trong khi đó làm tăng năng suất 10,6% và lợi nhuận 33,26%. Trong cả hai vụ lúa việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến (SRI) đã tăng chiều dài rễ từ 18,5% tới 68,0%, tăng sinh khối rễ 18,4% tới 32,0%, tăng đường kính đốt 10,5% so với canh tác truyền thống. Việc phát triển rễ và đường kính lóng tốt hơn sẽ làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa với điều kiện thời tiết bất thuận như bão, hạn hán, nhiễm mặn. Bên cạnh đó, công nghệ SRI cũng giảm sâu bệnh so với canh tác truyền thống. Nhìn chung việc áp dụng công nghệ SRI làm giảm có ý nghĩa lượng phát thải khí CH4 (47 - 69%), giảm tỷ lệ CO2 tương đương/kg thóc (46 - 65%), tăng pH đất, phốt pho, kali dễ tiêu trong đất so với canh tác lúa truyền thống.

Đã xuất bản

28/06/2018

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ