Tóm tắt
Đất trồng mía ở Tuyên Quang gồm 2 nhóm chính: Fluvisols và Xanthic Ferralsols. Nghiên cứu này đã phân tích các tính chất hóa học và vật lý của đất từ 120 mẫu đất. Đất phù sa có tỷ lệ đất sét dao động 12,9 - 15,8%, số mẫu có phản ứng chua chiếm 43,3%, hàm lượng OC thấp 71,7%, hàm lượng đạm cũng đạt thấp, hàm lượng cả lân tổng số (61,7%) và dễ tiêu (70%) đều đạt ở mức từ trung bình đến khá, Kali tổng số và dễ tiêu đều ở mức thấp và trung bình, dung tích hấp thu (CEC) cũng ở mức từ thấp đến trung bình. Đối với đất đỏ vàng, tỷ lệ sét đạt cao hơn đất phù sa (31,4 - 35,0%), đất chua (76,7%), hàm lượng OC đạt thấp. Hàm lượng lân cả tổng số (65%) và dễ tiêu (65%) đều ở mức thấp và trung bình, đạm đạt mức trung bình, CEC ở mức thấp, hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu đều hầu hết các mẫu ở mức giàu (trên 80%). Theo đánh giá của TCVN 8409-2012 và FAO, đất trồng mía ở Tuyên Quang có một số yếu tố hạn chế như: pH, hàm lượng sét, OC, độ no bazo, CEC, Mg2+ và K+ trên đất phù sa, đối với đất đỏ vàng là pH, hàm lượng sét, OC và CEC.