ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GEN THƠM CỦA CÁC DÒNG LÚA CHẤT LƯỢNG CHỌN LỌC TỪ ĐỘT BIẾN GIỐNG Q2 VÀ ST19

Các Tác giả

Hoàng Thị Loan, Nguyễn Thái Dương, Trần Trung, Trần Duy Quý

Từ khóa

lúa thơm, hương thơm, đặc diểm hình thái, gen BAD2

Tóm tắt

Hương thơm là một chỉ tiêu rất quan trọng khi đánh giá chất lượng gạo. Hương thơm có thể được đánh giá ở các bộ phận khác nhau của cây lúa: trên lá, trên hạt gạo lật và trên cơm khi nấu. Theo đó thì người ta chia các giống thành 3 mức: không thơm, thơm nhẹ và thơm. Qua kết quả chọn lọc các dòng ở thế hệ M6, đã xác định hương thơm trên lá, trên hạt gạo và xác định gen thơm của 42 dòng được chọn lọc từ đột biến giống Q2 và ST19. Kết quả thu được cho thấy các dòng đột biến từ giống Q2 đều cho kết quả không thơm, các dòng đột biến từ giống ST19 có 18 dòng thơm và thơm nhẹ trên cả lá và hạt gạo, 17 dòng không thơm.

Đã xuất bản

28/04/2018

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ