HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ONG KÝ SINH Anagyrus lopezi ĐỂ HẠN CHẾ RỆP SÁP BỘT HỒNG Phenacoccus manihoti HẠI SẮN TẠI TÂY NINH
Các Tác giả
Đỗ Hồng Khanh, Hồ Văn Chiến, Lê Quốc Cường, Huỳnh Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Thanh Truyền, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Thị Trang
Từ khóa
Rệp sáp bột hồng, Ong ký sinh Anagyrus lopezi, tỉnh Tây Ninh
Tóm tắt
Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2012. Nhiều kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định loài ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng kiểm soát hiệu quả rệp sáp bột hồng hại sắn. Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Tây Ninh từ năm 2013 đến năm 2015 đã cho thấy ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng hạn chế mức độ gây hại của rệp sáp bột hồng, tỷ lệ ký sinh đạt cao nhất (83,1 - 92,5%) sau khi thả ong 60 ngày. Ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng phát tán xa.