ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA OXIT SẮT VÀ THAN HOẠT TÍNH DẠNG HẠT ĐỂ LOẠI BỎ H2S TỪ HẦM BIOGAS  

Các Tác giả

Đỗ Phương Chi, Cù Thị Nga, Vũ Phạm Thái, Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Nguyễn Bích Hạnh, Ngô Ngọc Tú, Phạm Đính Quý, Nguyễn Hồng Phúc

Từ khóa

Tóm tắt

Khí sinh học là một nguồn năng lượng tái tạo có giá trị và được sản xuất bởi quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ trong điều kiện kỵ khí, với thành phần chủ yếu là CH4, CO2, với một lượng hơi nước nhỏ hơn và một lượng nhỏ H2S và các tạp chất khác. Hydro sunfua (H2S) luôn có trong khí sinh học. Tuy hàm lượng khí H2S chiếm rất nhỏ (0-1%) nhưng lại gây mùi khó chịu và ăn mòn các bộ phận kim loại của động cơ, máy bơm, máy nén và làm giảm tuổi thọ của thiết bị và gây ảnh hưởng đến sức khẻo con người. Việc loại bỏ H2S sẽ cải thiện đáng kể chất lượng khí sinh học để sử dụng tiếp. Đối với việc loại bỏ H2S có trong khí sinh học, các phương pháp được sử dụng nhiều nhất là hấp phụ bằng than hoạt tính, oxit sắt và muối chelated. Độc tính và khả năng ăn mòn của hydro sunfua trong khí sinh học thô cho thấy cần thiết phải lọc khí sinh học. Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá khả năng hấp phụ của oxit sắt và than hoạt tính dạng hạt để loại bỏ H2S trong biogas của trang trại chăn nuôi lợn. Kết quả bước đầu cho thấy, hiệu quả hấp phụ H2S trung bình của oxit sắt cao nhất đạt 82,50%, tiếp đến là hỗn hợp than hoạt tính với oxit sắt tỷ lệ 3:7 đạt 77,16% và tỷ lệ than hoạt tính với oxit sắt 1: 1 đạt 65,86% sau 90 ngày sử dụng.  

Đã xuất bản

28/12/2019

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ