ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

XÁC ĐỊNH GEN THƠM VÀ SỰ BIỂU HIỆN HƯƠNG THƠM CỦA CÁC DÒNG ĐỘT BIẾN PHÁT SINH TỪ GIỐNG LÚA TÁM DỰ VÀ TÁM THƠM ĐỘT BIẾN

Các Tác giả

Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Minh Công

Từ khóa

vụ Xuân, Gen thơm fgrfgr, dòng đột biến, giống lúa đặc sản, vụ Mùa

Tóm tắt

Sử dụng các chỉ thị phân tử SSR liên kết với locus kiểm soát hương thơm ở lúa (BADH2) để kiểm tra gen thơm của 24 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Dự, 22 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Thơm Đột Biến và 2 giống gốc. Kết quả cho thấy: 2 giống gốc và 44/46 dòng đột biến mang cặp gen lặn kiểm soát hương thơm fgrfgr (trừ 2 dòng đột biến TD38 và TD39) và đều cho gạo thơm ở các mức độ khác nhau (từ thơm đậm đến thơm rất nhẹ). Cùng một giống gốc hoặc một dòng đột biến mang cặp gen lặn fgrfgr nhưng được gieo trồng ở 6 tỉnh và thành phố khác nhau thì cho mức độ hương thơm khác nhau (ở Hải Hậu - Nam Định có chỉ số hương thơm cao nhất). Gạo vụ Mùa thơm hơn gạo vụ Xuân; gạo từ lúa thu hoạch khi chín 80% thơm hơn từ lúa được thu hoạch khi chín toàn phần  100%). Các dòng đột biến TD4, TD9, TD22 và TD27 cho gạo thơm bằng hoặc đậm hơn so với giống gốc khi gieo trồng ở một số địa điểm; các dòng ĐB5, ĐB7, ĐB18 có hương thơm tương tự giống gốc.  

Đã xuất bản

28/02/2019

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ