ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG BẠC HÀ DẠI VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - TỈNH HÀ GIANG

Các Tác giả

Lê Thị Mỹ Hảo, Phạm Đức Thụ, Hoàng Trọng Quý, Phạm Ngọc Sơn

Từ khóa

Cao nguyên đá Đồng Văn, đặc điểm đất, đất trồng bạc hà dại

Tóm tắt

Cây bạc hà dại (Elsholtzia cypriani) tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn thường mọc trên đất trồng cây hàng năm, thuộc các loại đất: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk); đất đỏ nâu trên đá vôi (Fn); đất nâu vàng trên đá vôi (Fv); đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj); đất đỏ vàng trên đá sét (Fs); đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). Nhìn chung, trên bề mặt của các loại đất này có khá nhiều đá lộ đầu bị phong hóa mạnh; trong phẫu diện đất xuất hiện nhiều đá mảnh, sỏi sạn. Tính chất vật lý và hóa học đặc trưng của các loại đất này phù hợp với yêu cầu và đặc tính sinh thái của cây bạc hà dại. Hầu hết đất tầng mặt có hàm lượng mùn khá; đất khá ẩm (độ ẩm từ 15 - 30%). Dung trọng đất trung bình (từ 1,21 - 1,39 g/cm3), độ xốp trung bình (từ 47,58 - 51,98%), kết cấu viên hạt, tơi xốp, thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đất có phản ứng chua đến gần trung tính (pH KCl từ 4,0 - 6,0). Đạm tổng số tầng mặt khá (từ 0,11 - 0,17%N). Lân tổng số đạt trung bình đến khá (từ 0,4 - 0,19% P2O5), đất nghèo lân dễ tiêu (thường < 5 mg/100 g đất), ngoại trừ tầng mặt trên đất Fk, Fn, Fv có lân dễ tiêu ở mức trung bình. Kali tổng số và kali dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình (tầng mặt đạt mức trung bình). Tổng cation hòa tan thấp, ngoại trừ trong đất Fv, Fn ở mức cao và có lượng Ca2+cao. Dung tích hấp thu của các loại đất ở mức trung bình (trên 10 meq/100g đất), ngoại trừ trong đất Fq ở mức thấp.

Đã xuất bản

28/11/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ