ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ - CÀ MAU

Các Tác giả

Trần Thị Liên, Lý Ngọc Sâm, Cao Ngọc Giang, Trần Minh Ngọc, Ngô Thị Minh Huyền, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Xuân Trường, Lê Đức Thanh, Hoàng Thị Như Nụ

Từ khóa

Dược liệu, đa dạng cây thuốc, vườn Quốc gia U Minh Hạ

Tóm tắt

Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong những kiểu rừng úng phèn, đầm lầy than bùn quan trọng còn sót lại và được công nhận là 1 trong 3 khu bảo tồn đất ngập nước ưu tiên cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ có hệ sinh thái khá đa dạng nên đây là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã và của nhiều loài thực vật, trong đó phải kể đến là các loài thực vật dùng làm thuốc. Kết quả điều tra đã ghi nhận có 190 loài cây thuốc thuộc 160 chi, 75 họ, 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Hai họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc 18 loài và họ Đậu 12 loài. Dạng thân của cây thuốc được chia làm 6 nhóm, trong đó dạng thân thảo chiếm số lượng lớn nhất là 108 loài chiếm 56,84 %. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì bộ phận cả cây được sử dụng nhiều nhất với 98 loài chiếm 51,58%. Nhóm thuốc chữa các bệnh về gan, thận, mật, đường tiết niệu có nhiều loài nhất (110 loài). 2 loài cây thuốc nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là loài Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) ở mức sẽ nguy cấp (VU A2c, B1 + 2a,b) và loài Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack.) ở mức nguy cấp (EN Alb, d, Bl + 2b,e), một loài nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP thuộc nhóm II hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại là loài Lõi tiền (Stephania longa Lour.)

Đã xuất bản

28/07/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ