ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Đ9 TẠI HÀ NỘI

Các Tác giả

Nguyễn Văn Khởi, Dương Xuân Tú, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Thị Hường

Từ khóa

phân bón, mật độ, Đậu tương, thời vụ, sản xuất hạt giống

Tóm tắt

Giống đậu tương Đ9 được lai tạo và chọn lọc từ hợp lai TL7 ˟ ĐT2000 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Đ9 là giống đậu tương mang gen kháng và kháng cao với bệnh gỉ sắt, được đánh giá là giống triển vọng và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 337/QĐ-TT-CLT ngày 16 tháng 10 năm 2019. Để phổ biến rộng trong sản xuất đại trà, bên cạnh yếu tố giống tốt, các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp như: thời vụ gieo trồng, mật độ trồng và mức phân bón sử dụng là rất cần thiết. Các thí nghiệm về thời vụ, mật độ, phân bón trong kỹ thuật sản xuất hạt giống được bố trí tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống đậu tương Đ9 đạt năng suất và chất lượng hạt giống cao nhất với thời vụ trồng thích hợp là 20 - 25/02 trong vụ Xuân và 05 - 10/6 trong vụ Hè, vụ Đông là 05 - 10/9, mật độ trồng thích hợp là 45 cây/m2 trong vụ Xuân, Hè và 30 cây/m2 trong vụ Đông, lượng phân bón sử dụng là 1 tấn phân HCVS + 70 kg N + 90 kg P205 + 70 kg K20 trong cả vụ Xuân và Hè, vụ Đông lượng phân bón sử dụng thích hợp là 1 tấn phân HCVS + 40 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20.

Đã xuất bản

28/07/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ