ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TẢO BÁM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

Các Tác giả

Đỗ Phương Chi, Đinh Tiến Dũng, Vũ Phạm Thái, Nguyễn Thị Thu Hà

Từ khóa

Nước thải giàu N và P, tảo bám, vật liệu lọc, xử lý nước thải

Tóm tắt

Sử dụng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi (ô nhiễm hữu cơ, độ đục, dinh dưỡng và vi sinh vật) để tạo màng tảo bám và bước đầu ứng dụng xử lý. Tảo bám bổ sung phát triển trên vật liệu lọc dạng hạt nhựa nhanh nhất, sau đó đến đất sét nung, xơ dừa và cuối cùng là sỏi và đá cuội, trong đó mật độ đạt đến khoảng 18 ˟ 236 TB/cm2 vào ngày thứ 9 - 12 và ổn định đến ngày thứ 21. Các chi thích hợp với điều kiện xử lý nước thải là Cyclotella, Navicula, Nitzschia (tảo cát), Euglena (tảo mắt), Closterium, Pediastrum, Ulothrix (tảo lục) và Aphanothece (tảo lam). Sử dụng màng tảo đã hình thành để xử lý nước thải cho kết quả đạt quy chuẩn sau 3 ngày đối với nước thải sinh hoạt và 05 ngày đối với nước thải chăn nuôi. Hiệu quả xử lý phần lớn các thông số hữu cơ và dinh dưỡng đều đạt trên 65% đối với tất cả các công thức thí nghiệm đặc biệt đạt trên 80% đối với N và P; trên 94% đối với coliform.

Đã xuất bản

28/01/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ