Các Tác giả
Đỗ Năng Vịnh, Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy, Hà Thị Thúy, Mai Đức Chung, Nguyễn Văn Toàn, Mai Thị Vân Khánh, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Thành Đức
Tóm tắt
Ở Việt Nam, có nhiều biện pháp xử lý bã mía, rỉ mật và bã bùn mía do sản xuất mía đường hàng năm tạo ra, trong đó ứng dụng vi sinh vật là biện pháp hiệu quả và khả thi nhất. Bài báo trình bày kết quả phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy bùn bã mía thành phân hữu cơ vi sinh. Từ 20 mẫu đất, phân ủ từ gốc rạ, lá mía thu thập tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, đã phân lập được 15 chủng vi sinh vật khác nhau, trong đó có 5 chủng vi khuẩn và 10 chủng xạ khuẩn. Hai chủng X-VDT3 và X-VDT6 có khả năng phân hủy cellulose mạnh nhất trong tổng số 15 chủng, đường kính vòng phân giải đạt từ 29 - 30 mm, phân hủy bã bùn mía trong 25 ngày đạt yêu cầu của phân hữu cơ vi sinh và được xác định là Streptomyces phaeoluteigriseus và Streptomyces matensis. Đây là 2 chủng tiềm năng trong xử lý bã bùn mía để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.