ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ SAU KHI NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀ DINH DƯỠNG BỔ SUNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA NẤM RƠM

Các Tác giả

Bùi Đăng Khoa, Trần Hoàng Nhân, Huỳnh Nga, Lưu Thị Thúy Hải

Từ khóa

sinh trưởng và phát triển, Nấm rơm, dinh dưỡng, giá thể sau trồng nấm bào ngư

Tóm tắt

Nấm rơm [Volvariella volvacea (Bull. ex F.) Singer] là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được trồng trên rất nhiều nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác nhau. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của giá thể sau trồng nấm bào ngư (mùn cưa thải) và dinh dưỡng bổ sung lên sinh trưởng, phát triển và năng suất của nấm rơm được đánh giá ở điều kiện trồng trong nhà. Kết quả chỉ ra rằng, giá thể sau khi trồng nấm bào ngư có thể được tận dụng để sản xuất nấm rơm. Với thành phần cơ chất là 100% mùn cưa thải thì năng suất và hiệu suất sinh học đạt trung bình là 1.165,5 g/trụ nấm và 5,5%, tương ứng. Phối trộn mạt cưa thải với rơm rạ theo tỷ lệ 3 : 1 giúp tăng hiệu suất sinh học của nấm rơm. Đồng thời, khi bổ sung thêm phân vô cơ gồm 0,1% DAP và 0,1% urê hoặc 0,5% cám gạo và 0,5% bột bắp thì năng suất và hiệu suất sinh học tăng lên đáng kể. Điển hình, mức tăng về hiệu suất sinh học cao nhất lại được ghi nhận ở NT4 (100% mùn cưa thải + 0,5% bột bắp + 0,5% cám gạo) tăng 138,2% so với NT2 (100% mùn cưa thải), NT7 (75% mùn cưa thải + 25% rơm rạ + 0,5% bột bắp + 0,5% cám gạo) tăng khoảng 108,1% so với NT5 (75% mùn cưa thải + 25% rơm rạ).

Đã xuất bản

28/11/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ