ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOÁ HỌC ĐẾN SỰ BIẾN MÀU VỎ QUẢ NA TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN

Các Tác giả

Nguyễn Đức Hạnh, Hoàng Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thu Hường

Từ khóa

Bảo quản, Quả na, hạn chế biến màu

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu là đánh giả khả năng ổn định màu sắc vỏ quả na trong quá trình bảo quản bằng một số hợp chất hoá học. Quả na trước khi đưa vào bảo quản được xử lý như sau: phân loại, làm sạch sau đó ngâm trong dung dịch Nature fresh (là hỗn hợp các chất canxi lactat, axit xitric, axit ascorbic) với nồng độ 0,3; 0,4; 0,5% và dung dịch axit xitric với nồng độ 0,2; 0,3; 0,4% trong cùng khoảng thời gian 3 phút. Sau đó, quả na được đóng túi LDPE đục lỗ 1% (khối lượng 1 kg/túi) và bảo quản ở nhiệt độ 15 ± 1oC. Trong quá trình bảo quản, theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu hoá lý, cảm quan của quả. Kết quả cho thấy, hiệu quả chống biến màu vỏ quả ở các mẫu xử lý bằng dung dịch Nature fresh nồng độ 0,4% hoặc 0,5% trong thời gian 3 phút tốt hơn so với các mẫu còn lại. Sau 15 ngày bảo quản, các chỉ tiêu về hoạt độ enzym PPO của hai công thức trên tương ứng là 2,24 và 2,21 unit/g; chỉ số biến đổi màu sắc ΔEab là 6,56 và 6,48; tỷ lệ thối hỏng là 6,26 và 6,19% và chỉ tiêu cảm quan 8,0 cao nhất so với mẫu xử lý bằng dung dịch axit xitric và không xử lý.

Đã xuất bản

28/11/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ