ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC BÓN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY HOẮC HƯƠNG (Pogostemon cablin) TẠI THANH TRÌ - HÀ NỘI

Các Tác giả

Nguyễn Xuân Nam, Trần Văn Lộc, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Văn Khiêm

Từ khóa

năng suất, mật độ trồng, Hoắc hương, hàm lượng tinh dầu

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến sinh trưởng và năng suất dược liệu cây hoắc hương tại Thanh Trì, Hà Nội. Thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng ruộng và bố trí theo kiểu chia ô lớn, ô nhỏ (split-plot) với 3 lần nhắc lại. Nhân tố ô chính là phân đạm với 5 mức: P1: 80 kg N; P2: 120 kg N; P3: 160 kg N; P4: 200 kg N; P5: 240 kg N, trên nền 540 kg supe lân (16% P2O5) + 50 kg kaliclorua (60% K2O). Nhân tố phụ là mật độ trồng với 3 mức: khoảng cách 40 × 50 cm, mật độ 35.000 cây/ha (M1); khoảng cách 50 × 50 cm, mật độ 28.000 cây/ha (M2); Khoảng cách 60 × 50 cm mật độ 23.333 cây/ha (M3). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi đồng thời tăng mức bón đạm từ P1 lên P4 và giảm mật độ trồng từ M1 xuống M3 tuy làm giảm chiều cao cây, nhưng đều làm tăng số cành cấp 1, số cành cấp 2, đường kính tán, chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô và năng suất thân lá hoắc hương. Tuy nhiên, khi tăng mức bón đạm từ P3 lên P4, các chỉ tiêu sinh trưởng tăng nhưng sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Khi trồng ở mật độ M2 kết hợp mức bón đạm P4 cho năng suất thực thu đạt cao nhất (8,25 tấn khô/ha) và hàm lượng tinh dầu (4,2%) đạt so với quy định trong Dược điển Việt Nam V (hàm lượng tinh dầu không thấp hơn 3%).

Đã xuất bản

28/11/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ