Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính lý, hóa học đất phù sa thâm canh lúa dưới tác động của đê bao tại xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đề tài thực hiện thu 64 mẫu đất nguyên thủy và xáo trộn ở trong và ngoài đê trên đất phù sa. Mẫu đất được lấy ở tầng Ap (0 - 15 cm) và tầng Bg (15 - 30 cm). Kết quả phân tích cho thấy, đất phù sa trong và ngoài đê được phân loại đất sét pha thịt, Gleyic Fluvisols theo FAO/UNESCO. Độ nén dẽ ở tầng Bg của đất ở ngoài đê cao hơn đất ở trong đê, với dung trọng lần lượt là 1,29 g/cm3 và 1,14 g/cm3 . Ngoài ra, độ xốp, tính thấm và lượng nước hữu dụng ở tầng Bg của đất phù sa trong đê thấp hơn ngoài đê. Canh tác lúa trong đê dẫn đến tích tụ muối hòa tan cao hơn so với canh tác ngoài đê, nhưng EC vẫn nằm trong ngưỡng tối ưu cho cây lúa phát triển. Trong khi đó pH, khả năng trao đổi cation và hàm lượng đạm tổng số khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa đất phù sa trong đê và ngoài đê.