ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH KHI ÁP DỤNG KỸ THUẬT 1P5G VÀ 3G3T TRÊN RUỘNG LÚA 3 VỤ Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các Tác giả

Bùi Thị Phương Loan, Đinh Quang Hiếu , Đặng Anh Minh, Cao Hương Giang, Lục Thị Thanh Thêm, Đặng Minh Cường

Từ khóa

khí nhà kính, Canh tác lúa, kỹ thuật 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, ướt – khô xen kẽ

Tóm tắt

Nghiên cứu đo đạc và đánh giá phát thải khí nhà kính (KNK) tại các mô hình canh tác lúa bền vững theo các kỹ thuật 1 phải 5 giảm (1P5G) và 3 giảm 3 tăng (3G3T) được thực hiện trên đất canh tác 3 vụ lúa tại 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình canh tác 1P5G và 3G3T đã cắt giảm hiệu quả phát thải KNK so với canh tác theo truyền thống của người dân. Mô hình 1P5G có hiệu quả cắt giảm phát thải KNK cao hơn so với mô hình 3G3T. Cụ thể, mức phát thải trung bình tại các mô hình 1P5G là 11,4 tấn CO2 tđ/ha/năm và tại các mô hình 3G3T là 11,8 tấn CO2 tđ/ha/năm, đã cắt giảm được lần lượt 23,3% và 20,8% tổng lượng phát thải KNK cả năm so với canh tác theo truyền thống của người dân. Khi áp dụng các kỹ thuật 1P5G và 3G3T, người dân đã tăng cường thực hiện quản lý nước Uớt - Khô xen kẽ (AWD), giảm lượng phân bón và giống sử dụng một cách khoa học. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả giảm phát thải KNK từ các mô hình 1P5G và 3G3T.

Đã xuất bản

28/08/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ