ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN ĐẤT, NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG CHO SẢN XUẤT CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Các Tác giả

Nguyễn Thái Thịnh , Đỗ Thành Nhân, Hoàng Vinh , Phạm Vũ Bảo, Hồ Huy Cường , Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Quang Chơn, Đỗ Thị Thanh Trúc, Surender Mann, Richard Bell

Từ khóa

lạc, Duyên hải Nam Trung bộ, đất cát, xoài, ACIAR, mini-pan

Tóm tắt

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam (DHNTB) có khoảng 339.000 ha đất cát với đặc thù hàm lượng sét thấp, CEC thấp, độ chua cao, hợp chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước và giữ phân kém, nghèo kiệt dinh dưỡng nên năng suất cây trồng rất thấp. Các nghiên cứu của dự án ACIAR ở vùng này đã xác định, đất cát vùng DHNTB bị thiếu hụt một số loại dinh dưỡng điển hình như đa lượng, trung lượng (K, S) và vi lượng (B, Cu). Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, thì cần bón bổ sung 90 kg K/ha, 30 kg S/ha, 0,25 kg B/ha và 2,5 kg Cu/ha. Nhằm cải tạo thành phần lý hóa tính của đất cát, bentonite là một trong số các vật liệu cải tạo đất đã làm tăng khả năng giữ nước, tăng CEC, giúp cho năng suất cây trồng tăng rõ rệt. Áp dụng công nghệ tưới nước tiên tiến (tưới phun mưa + mini-pan cho cây lạc; tưới nhỏ giọt + mini-pan) đã tiết kiệm từ 30 - 70% lượng nước tưới so với phương pháp tưới truyền thống của người nông dân; làm tăng năng suất cây trồng (lạc, xoài) từ 12 - 30%, tăng hiệu quả kinh tế từ 20 - 70%. Đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm tại một số vùng ven biển (Ninh Thuận, Phú Yên) cho thấy, việc sử dụng quá mức phân bón vô cơ, cùng với chất thải chăn nuôi gia súc và cách sử dụng tưới tràn cho các loại cây trồng đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Đã xuất bản

28/06/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ