Các Tác giả
Nguyễn Quốc Khương, Trần Ngọc Hữu , Lê Vĩnh Thúc , Lê Thị Mỹ Thu, Nguyễn Hồng Huế , Trần Chí Nhân , Phạm Duy Tiễn , Lý Ngọc Thanh Xuân
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được vi khuẩn có khả năng hòa tan lân, cố định đạm và tổng hợp IAA vùng rễ cây đinh lăng. Mười ba mẫu đất vùng rễ đinh lăng thu thập tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được sử dụng để phân lập vi khuẩn hòa tan lân trên môi trường NBRIP. Kết quả nghiên cứu xác định được 30 dòng vi khuẩn hòa tan lân, trong đó 15 dòng có khả năng chịu đựng được môi trường chua và dòng vi khuẩn ký hiệu AC10L2 có hoạt tính hòa tan lân cao nhất, đạt hàm lượng lân tan 20,5 mg P L-1 . Dòng vi khuẩn AC10L2 cũng có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA, với hàm lượng lần lượt là 63,2 mg P L-1 và 0,81 mg IAA L-1 . Dòng vi khuẩn AC10L2 được định danh là Bacillus subtilis bằng kỹ thuật 16S rDNA.