ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN BÍ ĐỎ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ SSR

Các Tác giả

Trần Thị Huệ Hương, Hoàng Thị Huệ, Lê Thị Thu Trang, Đàm Thị Thu Hà, Lã Tuấn Nghĩa

Từ khóa

đa dạng di truyền, chỉ thị SSR, Bí đỏ

Tóm tắt

Nghiên cứu đã sử dụng chỉ thị SSR để đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen bí đỏ được thu thập ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sử dụng 48 chỉ thị SSR để phân tích đa dạng di truyền của 132 mẫu giống bí đỏ cho thấy: Số alen thu được tại mỗi locút dao động từ 2 - 6 alen, tổng số alen trên tất cả các locút là 126, trung bình là 2,63 alen/locut. Mức độ tương đồng dao động từ 0,64 đến 0,92 và hệ số PIC dao động từ 0,16 - 0,65 và trung bình là 0,42. Đã xác định được 10 chỉ thị gồm: CMTp127, CMTm232, CMTm120, CMTp182, CMTp193, CMTm252, CMTp248, CMTm107, CMTp233, CMTm259 cho nhận dạng đặc trưng đối với 10 mẫu giống gồm: SĐK3826 (bí đỏ), SĐK3639 (bí mận), SĐK3825 (làng quả), SĐK9294 (Qua đeng), SĐK 6552 (bí đỏ) , SĐK6741(bí tẻ), SĐK7560 (cặm quạ), SĐK 15108 (qua hạnh), SĐK15129 (mơ luông), SĐK 19327 (bí tỏ). Kết quả nghiên cứu này là cơ sở thông tín, dữ liệu, nguồn vật liệu quý phục vụ cho công tác bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen bí đỏ.

Đã xuất bản

28/01/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ