ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ NGUỒN VẬT LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP ĐA GEN KHÁNG BỆNH ĐẠO ÔN VÀO GIỐNG LÚA BC15 BẰNG CÔNG NGHỆ CHỈ THỊ PHÂN TỬ

Các Tác giả

Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Thị Nhài, Chu Đức Hà, Tạ Hồng Lĩnh, Đào Văn Khởi, Phạm Xuân Hội, Lê Hùng Lĩnh

Từ khóa

Cây lúa, tính kháng, đạo ôn, chỉ thị phân tử, BC15

Tóm tắt

Cải tiến đặc tính kháng bệnh đạo ôn ở các giống lúa đại trà bằng công cụ chọn dòng cá thể sử dụng chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (MABC) được xem là một trong những công cụ hữu hiệu. Trong nghiên cứu này, các dòng lúa BC15 cải tiến được tích hợp hai gen kháng bệnh đạo ôn, Pik-h và Piz-5 đã được phân tích kiểu gen và đánh giá kiểu hình. Cụ thể, các quần thể BC3F3 thể hiện tính kháng tốt với các nòi đạo ôn trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo. Các cá thể BC3F3 này sau đó đã được kiểm tra sự có mặt của hai gen Pik-h và Piz-5 với chỉ thị liên kết gen và đánh giá nền di truyền với bộ chỉ thị phân tử SSR đa hình phân bố rải rác trên hệ gen lúa. Kết quả đã chọn được ba cá thể đầu dòng, A2.1.15.3.3, A2.1.19.9.8 và A2.1.26.3.12 để tiếp tục phát triển thành các dòng thuần. Các dòng thế hệ tiếp theo đều mang những đặc điểm nông sinh học tương tự như giống gốc BC15, đồng thời thể hiện tính kháng đạo ôn (điểm ≤ 3) trong lây nhiễm nhân tạo. Trong đó, dòng A2.1.15.3.3 được tiếp tục phát triển thành dòng triển vọng để gửi khảo nghiệm quốc gia. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những cơ sở khoa học cho việc áp dụng kỹ thuật MABC nhằm cải thiện đặc tính chống chịu của các giống lúa đang được sản xuất đại trà.

Đã xuất bản

28/01/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ