ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI NÔNG HỌC, CHẤT LƯỢNG VÀ NHẬN DIỆN GEN QUY ĐỊNH HÀM LƯỢNG AMYLOSE, HƯƠNG THƠM CỦA BỘ GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG

Các Tác giả

Phạm Thị Bé Tư, Huỳnh Kỳ, Huỳnh Như Điền, Nguyễn Văn Mạnh, Trần In Đô, Nguyễn Thị Mộng Thủy, Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Lê Thị Hồng Thanh, Chung Chương Quốc Khang, Nguyễn Lộc Hiền

Từ khóa

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, 30 giống lúa địa phương được sử dụng để đánh giá đặc tính hình thái nông học, chất lượng cũng như nhận diện gen quy định về hương thơm và hàm lượng amylose. Kết quả cho thấy giống Huyết Rồng 3 có chiều dài bông dài nhất (30,3 cm) và khác biệt có ý nghĩa với các giống còn lại. Số bông/bụi của các giống khá lớn (7 - 17 bông/bụi). Giống Bông Sen 8 có khối lượng 1.000 hạt trên 33 gram. Về kích thước hạt gạo, giống Ba Lê và Bắt Tam Băng thuộc nhóm thon dài. Về hàm lượng amylose, 5 giống có hàm lượng amylose thấp hơn 20% bao gồm: Sóc (11,84%), Bằng Tép (13,8%), Nhỏ Thơm và Ta Đen (19,55%) và giống Gãy xe 3 (19,71%). Giống có hương thơm là Thần Nông Nâu. Kết quả nhận diện gen quy định hàm lượng amylose thấp cho thấy có 2 giống lúa mùa cho kích thước băng hình tại vị trí 235 bp (kiểu gen T) quy định hàm lượng amylose thấp là giống Bằng Tép và Ta Đen. Giống Thần Nông Nâu có kích thước băng hình tại vị trí 257 bp, quy định hương thơm. Các giống lúa này có thể sử dụng làm vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác lai tạo và chọn lọc giống mới, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Đã xuất bản

28/07/2022

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ