ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY GẤC BẰNG CÁC TÍNH TRẠNG HÌNH THÁI - NÔNG HỌC

Các Tác giả

Phạm Hồng Minh, Nguyễn Văn Khiêm, Phạm Xuân Hội

Từ khóa

đa dạng di truyền, Cây gấc, tính trạng hình thái - nông học

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, đa dạng di truyền trong số 40 mẫu giống/dòng gấc (Momordica cochinchinensis) ở Việt Nam đã được đánh giá bằng các chỉ thị hình thái - nông học. Tỷ lệ mẫu giống khi chín có vỏ quả đỏ cam chiếm 55,0%, đỏ (30,0%), cam (15,0%). Mật độ gai trung bình chiếm 60,0%, thưa (25,0%), dầy (15,0%). Hình dạng quả cầu - bầu dục chiếm 42,5%, bầu dục (25,0%), nậm rượu (17,5%) và cầu (15,0%). Quả có khối lượng thay đổi từ 500 g đến 2.700 g/quả. Trọng lượng hạt từ 1,15 mg đến 4,35 mg/hạt, chiều dài hạt từ 16,16 mm đến 36,96 mm, với 9 đến 54 hạt/quả. Phiến lá có 3 thùy chiếm 87,5%, 5 thùy (12,5%). Hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,11 - 1,00. Ở hệ số tương đồng di truyền 0,4, 40 mẫu gấc được chia làm 3 nhóm chính. Nhóm 1 gồm 4 mẫu: LCA1, YB1, HCM1, HNA1. Nhóm 2 gồm 25 mẫu: LCA2, BG2, VP1, HNO1, BN2, TB3, NA1, HY1, HD4, HNA3, HNO4, HNO5, NB2, KT1, HD1, TH1, HNA4, TH2, HNA5, LA1, VP2, DL1, AG1, VP3, HY2. Nhóm 3 gồm 11 mẫu: BG1, BN1, HD2, HNO2, TB1, HD3, HNA2, HNO3, NB1, TB2, NA2. Như vậy, các tính trạng hình thái - nông học là những chỉ thị hữu ích được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen phục vụ chọn giống gấc.

Đã xuất bản

28/04/2022

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ