Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc trồng điên điển mấu (Sesbania rostrata L.) vào mùa lũ để cải thiện độ phì đất canh tác lúa trong đê tại huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả chỉ tiêu pH, CHC, có xu hướng gia tăng từ vụ Hè Thu sang vụ Đông Xuân ở cả hai mô hình “lúa + ngập + lúa” và “lúa + ngập - điên điển + lúa”. Mặt khác, sự khác biệt về hàm lượng P dễ tiêu, đạm tổng số, đạm hữu dụng trong đất có ý nghĩa giữa vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân của mô hình “lúa + ngập - điên điển + lúa” (p < 0,01). Hàm lượng P dễ tiêu, đạm tổng số và đạm hữu dụng trong đất của mô hình “lúa + ngập - điên điển + lúa” ở cuối vụ Đông Xuân cao hơn hẳn so với cuối vụ Hè Thu. Bên cạnh đó năng suất lúa ở cuối vụ Đông Xuân của mô hình “lúa + ngập - điên điển + lúa” cũng có xu hướng gia tăng hơn so với mô hình “lúa + ngập + lúa” ở vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân.