ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI MỌT GẠO sitophilus oryzae (Linnaeus) (Coleoptera: Curculionidae) VÀ SỰ LÂY NHIỄM TRÊN HẠT LÚA MÌ NHẬP KHẨU QUA CẢNG HẢI PHÒNG

Các Tác giả

Hồ Thị Thu Giang, Thân Thế Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Ngọc Anh

Từ khóa

Tóm tắt

Mọt gạo Sitophilus oryzae xuất hiện và gây hại trên hạt lúa mì nhập khẩu qua cảng Hải Phòng vào Việt Nam. Mật độ mọt gạo thấp nhất trên hạt lúa mì làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi xuất xứ từ nước Úc và mật độ mọt gạo cao nhất trên hạt lúa mì xuất xứ từ Ấn Độ. Vòng đời trung bình của mọt gạo khi nuôi ở các mức nhiệt độ 25℃; 28,5℃ và 30℃ với thức ăn là hạt lúa mì giảm dần theo chiều tăng của nhiệt độ dao động 35,7- 44,7 ngày. Thời gian sống trung bình của trưởng thành đực mọt gạo ở nhiệt độ 25℃, 28,5℃, 30℃ tương ứng là 106,3; 94,9 và 90,1 ngày. Thời gian sống trung bình của trưởng thành cái lần lượt là 120,8; 107,7 và 101,2 ngày. Sức đẻ trứng cao nhất là 164,7 quả/trưởng thành cái ở nhiệt độ 28,5℃, tiếp theo ở nhiệt độ 30℃ là 152,3 quả/trưởng thành cái và ở nhiệt độ 25℃ là ít nhất đạt 108 quả/trưởng thành cái. Thời gian vòng đời của mọt gạo kéo dài nhất thức ăn hạt ngô trung bình là 41,4 ngày, tiếp đến là trên gạo 39,83 ngày, hạt lúa mì là 38,53 ngày và thời gian vòng đời của mọt gạo trên malt lúa mì (hạt lúa mì nảy mầm và sấy khô) là ngắn nhất (35,33 ngày). Khối lượng hạt lúa mì hao hụt (trong thời gian mọt gạo tiếp xúc 15 ngày cho đến khi trưởng thành ở thế hệ G1 vũ hóa) trên hạt lúa mì nhập khẩu từ Canada là 0,42% thấp hơn trên hạt lúa mì nhập khẩu từ Úc là 0,49%. Chỉ số sinh trưởng của mọt gạo trên hạt lúa mì nhập khẩu từ Úc là 2,28 và Canada là 2,05.


Đã xuất bản

28/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ