ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN HOM GIỐNG CÂY CÂU ĐẰNG (Uncaria macrophylla)

Các Tác giả

Nguyễn Thị Thu, Trần Ngọc Lân, Đào Thùy Dương, Nguyễn Đắc Bình Minh, Phan Lệ Nga

Từ khóa

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, loại hom và thành phần giá thể đến khả năng bật chồi, ra rễ của hom cây Câu đằng (Uncaria macrophylla Wall) trong điều kiện vườn ươm tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Cây Câu đằng được bố trí thí nghiệm từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020. Các thí nghiệm được tưới nước đầy đủ, duy trì độ ẩm 60 - 70%, bầu ươm có kích thước: 13 cm × 18 cm và được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm ảnh hưởng của loại hom Câu đằng bao gồm hom non, hom bánh tẻ và hom già, các hom dài từ 20 đến 30 cm (có 2 mắt ngủ). Kết quả nghiên cứu cho thấy, dùng hom bánh tẻ của cây Câu đằng để nhân giống tốt hơn hom non và hom già. Thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA cho thấy nồng độ IBA 2,0% có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ bật chồi và tỷ lệ ra rễ của hom. Thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể bao gồm công thức: G0: 100% đất rừng (đối chứng); G1: 50% đất rừng + 50% cát sông; G2: 40% đất rừng + 40% cát sông + 20% xơ dừa; G3: 40% đất rừng + 30% cát sông + 20% xơ dừa + 10% phân chuồng hoai. Kết quả cho thấy, giá thể công thức G3 là giá thể tốt nhất; tỷ lệ bật chồi đạt 85,06%; tỷ lệ ra rễ đạt 63,35%; chiều dài chồi 28,52 cm; số rễ/cây là 8,48 rễ đo sau 120 ngày giâm hom.


Đã xuất bản

28/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ