ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA LOÀI NGÂN ĐẰNG (Cyclocodon lancifolius) TRỒNG TẠI SA PA - LÀO CAI

Các Tác giả

Nguyễn Hải Văn, Nguyễn Văn Khiêm, Chu Thị Thúy Nga, Phạm Ngọc Khánh, Lương Văn Hào, Đoàn Thị Huyền Trang, Lương Vũ Đức, Đào Thu Huế, Vàng Dùng Thề, Vàng Mí Nhù, Khuất Thi Chung

Từ khóa

Tóm tắt

Ngân đằng (Cyclocodon lancifolius (Roxb.) Kurz) thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae) là một loài cây vừa được sử dụng làm thuốc (dùng rễ, thân, lá), vừa được sử dụng làm thực phẩm (lá non và quả). Do môi trường sống đang bị thu hẹp bởi các hoạt động của con người nên loài Ngân đằng ngày càng suy giảm trong tự nhiên. Loài Ngân đằng đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 với mức phân hạng sẽ nguy cấp (VU). Ngân đằng đang được bảo tồn tại Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Sa Pa, Lào Cai. Ngân đằng là cây thân thảo, có chiều cao cây 180 - 300 cm; rễ cọc, gồm rễ chính và nhiều rễ bên, đường kính 0,5 - 1,5 cm; thân nhẵn, rỗng, có nhựa mủ trắng. Lá đơn nguyên, mọc đối trên đốt thân, hình trứng đến hình mác, kích thước 8 - 15 cm × 3,5 - 4,5 cm, chóp lá thuôn nhọn dài, mép lá có răng cưa thô. Hoa mọc trên đỉnh ngọn hay ở nách lá; đài 6 - 7, hình chỉ; tràng gồm 6 thùy hình tam giác dính liền nhau, dài 1 - 1,3 cm, màu trắng, đường kính hoa 2,5 - 3 cm. Nhị 6, màu vàng nhạt, dài 0,5 - 0,6 cm. Nhụy 6, chụm lại trên đầu, dài 0,6 - 0,8 cm. Quả mọng, hình cầu dẹt, mang lá đài, núm nhụy tồn tại trên đỉnh quả. Hạt nhỏ, hình trứng, màu nâu đen. Khối lượng 1.000 hạt là 0,05 g, năng suất cá thể (hạt) đạt 19,79 g/cây.


Đã xuất bản

28/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ