ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG THỰC VẬT LÊN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỒI IN VITRO CÂY BÍ KỲ NAM (Hydnophytum formicarum Jack) Ở PHÚ QUỐC

Các Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hậu, Đinh Văn Khiêm, Nguyễn Nhựt Linh

Từ khóa

Tóm tắt

Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) là loài thực vật nằm trong danh mục bảo tồn gen thuộc nhóm nguy cấp (EN). Hạt Bí kỳ nam trong tự nhiên có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây giống chỉ được tìm thấy do sự nảy mầm từ hạt khi cây mẹ ra hoa, tạo quả và phát tán trong rừng. Nghiên cứu quá trình hình thành chồi in vitro nhằm cung cấp nguyên liệu cho quá trình nhân giống cây Bí kỳ nam bằng phương pháp nuôi cấy mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng calcium hypochlorite 10% để khử trùng mẫu trong thời gian 10 phút có tỷ lệ mẫu vô trùng là 96,67% và tỷ lệ mẫu vô trùng có khả năng tái sinh là 93,33%. Môi trường ½ MS bổ sung 30 g/L sucrose, 7,5 g/L agar và 0,5 mg/L thidiazuron (TDZ), sau 6 tuần nuôi cấy, cho tỷ lệ tạo mô sẹo 100%, mô sẹo xốp, có màu xanh cốm. Chồi in vitro Bí kỳ nam được tái sinh trên môi trường ½ MS có bổ sung 2,5 mg/L BA và 0,3 mg/mL NAA cho tỷ lệ đạt 46,67% mô sẹo tạo chồi, số chồi/mẫu là 12, chiều cao chồi đạt trung bình 2,27 cm, chồi mang từ 2 - 6 lá, lá mở rộng, màu xanh đậm thích hợp để tái sinh cây hoàn chỉnh.

Đã xuất bản

28/02/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ